Aber thử sức thị trường sau khi Uber bỏ cuộc chơi ?

Uber đã rời Việt Nam sau khi hãng này đồng ý với việc bán lại mảng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á cho Grab thông qua việc trao đổi một lượng lớn cổ phần, lên tới 27,5%. Việc này có khiến cho thị trường gọi xe tại Việt Nam trở nên độc quyền hay không? Khi ông lớn về ứng dụng gọi xe giờ chỉ còn những đối thủ nhỏ bé.
Thị trường này tiếp tục sôi động sau thông tin Aber, một ứng dụng gọi xe trẻ của nhóm kỹ sư người Việt đang ấp ủ kế hoạch đi vào hoạt động vào tháng 6 tới đây.

 photo ubervsgrab_1024x576-800-resize.jpg

Việc này khiến cho thị trường trở nên độc quyền, khi cuộc chơi không còn đối thủ. Ngay sau đó hé lộ ứng dụng gọi xe trên thị trường Aber dự kiến tháng 6 tới sẽ đi vào hoạt động, được phát triển bởi nhóm kỹ sư Việt và sẽ cạnh tranh các hãng taxi công nghệ hiện tại được cánh tài xế mong chờ.
 photo 11111111.jpg
Đây vừa là cơ hội vừa là thử thách của Aber khi tất cả chỉ là nấc thang đầu tiên. (Ảnh minh hoạ)
Được biết đội ngũ phát triển của ABER là một nhóm kỹ sư công nghệ người Việt ở Châu Âu thế hệ 8x, 9x, với những khát khao và việc xây dựng một ứng dụng kết nối nhu cầu đi lại, công tác, vận chuyển và hơn nữa là hướng dẫn du lịch.
Đây là à ứng dụng gọi xe được nhóm kỹ sư người Việt trẻ viết và phát triển (dựa trên nền tảng công nghệ từ Cộng hoà liên bang Đức).
Lần đầu tiên tại Việt Nam có một sàn giao dịch kết nối và hỗ trợ đa dạng cho nhiều loại phương tiện bao gồm xe hai bánh (xe ôm), giao hàng, xe bốn bánh, xe tải, xe khách đường dài.
Có thể nói đây là sự lựa chọn hữu ích, cần thiết trong thời buổi kinh doanh qua mạng đang là kênh trao đổi hàng hóa, sản phẩm chính nhưng lại khâu giao hàng lại chưa đáp ứng được. Cũng như nhu cầu đi lại càng nhiều, không chỉ thành thị mà ở các tỉnh lân cận tại Việt Nam lưu lượng xe hoạt động dựa trên hình thức gọi xe qua mạng hầu như không có, chỉ tập trung mạnh tại các trung tâm.
 photo 222.png
(Ảnh minh hoạ)
ABER là viết tắt của cụm từ Am Besten Fahrer = Người lái xe tốt nhất/ hoàn hảo/ tuyệt vời, sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam vào đầu tháng 6/2018
Ban đầu ứng dụng gọi xe ABER được ấp ủ năm 2015, bởi một nhóm kỹ sư công nghệ người Việt ở Châu Âu. Tuy nhiên, đến đầu năm 2018 sau khoảng thời gian hoàn thiện, ABER mới triển khai thử nghiệm tại một số nước Đông Nam Á.
 photo 1_7.jpg
ABER đã chính thức có mặt tại Việt Nam, trở thành nhà cung cấp đầu tiên về dịch vụ vận chuyển với nền tảng hỗ trợ đa dạng cho nhiều loại phương tiện (Ảnh minh hoạ)
Dự kiến, ABER chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 6 tới đây. Ứng dụng này được giới thiệu sẽ trở thành nhà cung cấp đầu tiên về dịch vụ vận chuyển với nền tảng hỗ trợ đa dạng cho nhiều loại phương tiện như: xe hai bánh chở khách, xe hai bánh giao hàng, xe bốn bánh, xe cho thuê, xe tải chở hàng và xe khách đường dài. Sự tiện lợi của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tiếp cận gần hơn với hoạt động vận tải từ con người cho đến hàng hóa, đánh dấu bước tiến mới trong cuộc chạy đua cải thiện dịch vụ ứng dụng gọi xe qua mạng.
Ông Nguyễn Bình – Nhà sáng lập ABER cho biết: “Hiện ABER đang hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng để cho ra mắt sàn giao dịch gọi xe lần đầu tiên có ở Việt Nam với nền tảng hỗ trợ đa dạng cho nhiều loại phương tiện. Dự kiến, từ 01/06/2018 ABER sẽ bắt đầu tuyển mộ tài xế tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó phát triển ra Hà Nội và một số tỉnh, thành khác”.
 photo 2_8.jpg
Hiện ABER đang hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng để cho ra mắt sàn giao dịch gọi xe lần đầu tiên có ở Việt Nam với nền tảng hỗ trợ đa dạng cho nhiều loại phương tiện (Ảnh minh hoạ)
Hiện tại ở Việt Nam, nhắc tới xe ôm, taxi công nghệ, người dùng đa phần chỉ nghĩ đến Grab và Uber. Khi Uber không còn nữa, cánh tài xế không còn quá nhiều lựa chọn ngoài Grab do họ phải theo người dùng. Sang các ứng dụng khác ít ai biết tới thu nhập sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Và khi không còn Uber để cạnh tranh, Grab sẽ không quá sợ trong việc mất tài xế sang tay đối thủ nữa. Vì vậy câu chuyện chiết khấu đang rất được quan tâm do hồi đầu tháng 1 năm nay, hàng trăm tài xế GrabBike tại TP.HCM đã tìm đến văn phòng của Grab nhằm phản đối quyết định tăng chiết khấu lên tới 23.6% của hãng.
Nếu Grab độc quyền, mấy ai dám tin rằng câu chuyện tăng chiết khấu sẽ không diễn ra?
Nếu Grab độc quyền, thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam sẽ gần như 1 màu, người dùng ít có những sự lựa chọn phổ biến hơn, cánh tài xế cũng lao đao và mệt mỏi.
Với mục tiêu kết nối các hạ tầng và dịch vụ giao thông, ABER cung cấp cho người dùng khả năng đặt đa dạng các phương tiện giao thông, đặc biệt với các tuyến xe đường dài, xe cho thuê, xe tải – nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người dùng.
Đây sẽ là niềm kỳ vọng của khá đông những cánh tài xê cũng như khách hàng khi thị trường đặt xe qua mạng thời công nghệ đang ở ngưỡng ” Mua Lạy – Bán Dạ “.
 photo 3_7.jpg
Dự kiến tháng 6 tới đây ứng dụng Aber sẽ chiêu mộ tài xê tại Tp. Hồ Chí Minh (Ảnh minh hoạ)

G.C.H                

Theo Đời sống & Pháp lý

(Nội dung tham khảo và biên tập lại từ nhiều nguồn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.