Ngủ ngáy – nguyên nhân và cách điều trị

Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ: vùng họng sau bị hẹp lại.

Ngủ ngáy - nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: medisite.fr

Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy.
Mọi trở ngại cho sự lưu thông bình thường của không khí giữa thanh quản và mũi đều là nguyên nhân của tật ngáy, ví dụ như nghẹt mũi, lưỡi gà và màn vòm quá dài, chân lưỡi dày, amiđan quá lớn…
Người ngáy thường bị ngưng thở một thời gian khá lâu, do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.
Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên bần thần, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn là sóng điện não bị xáo trộn, làm người bệnh giảm trí nhớ, năng suất làm việc, mệt mỏi, khó tập trung và ngủ gật ban ngày…
20% đàn ông dưới 30 tuổi mắc chứng ngáy. Tỷ lệ này là 50% ở đàn ông trên 50 tuổi. Cường độ của tiếng ngáy có thể lên tới 80 dbl, tức là bằng tiếng ồn của một máy hút bụi hay tiếng ồn ào của đám đông.
Cách chữa trị
– Giảm cân nếu là người béo phì.
– Tập thể dục thường xuyên, vừa để giảm cân nặng vừa tăng oxy cho não.
– Tránh uống rượu 4 tiếng trước khi ngủ
– Không nên dùng thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống.
– Tránh ăn nhiều vào bữa tối. Không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ bơ sữa trước khi đi ngủ.
– Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn: Những người hay bị làm rối giấc ngủ hoặc thiếu ngủ rất dễ ngáy. Nếu bạn tập được thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn thì cơ thể sẽ không lâm vào tình trạng quá mệt mỏi và giúp khỏi ngáy.
– Tắm trước khi đi ngủ: sẽ giúp bạn thông mũi và dễ thở hơn, nhờ đó hạn chế tiếng “grừ” suốt đêm.
– Tăng độ ẩm cho phòng ngủ: Bởi lẽ độ ẩm trong phòng ngủ thấp sẽ khiến cho cổ họng bị khô, và dễ gây nên hiện tượng ngủ ngáy.
– Khi ngủ, nằm ngủ nghiêng và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn. Ngáy ngủ là phổ biến nhất khi người ta nằm ngửa vì khi đó gốc của lưỡi trượt về phía sau. Nên nằm gối cao hơn bình thường để giúp cho luồng khí trong cổ họng đi thẳng theo luồng khí.
– Làm thông đường thở ở mũi: Tắc mũi, thở bằng miệng là nguyên nhân có thể dẫn đến ngáy ngủ. Nếu bị nghẹt mũi có thể vì một vách ngăn lệch hoặc dị ứng, do đó phải làm thông mũi để dễ thở hơn.
– Bạn hãy nuốt một vài thìa mật ong hàng ngày, làm như vậy trong vòng vài tuần, chứng ngáy ngủ của bạn sẽ được điều trị hiệu quả.
– Những người có tật ngủ ngáy nếu dành 20 phút trong một ngày để ca hát thì sẽ giữ được im lặng trong suốt thời gian ngủ ban đêm. Hiệu quả của phương pháp này sẽ có trong vòng 3 tháng thực hiện.
– Nếu xuất hiện các biến chứng ở tim và phổi, người bệnh cần được đeo máy bơm không khí cao áp, đưa không khí vào mũi và phổi, giúp thở được bình thường.
– Có thể dùng một dụng cụ nha khoa làm cho hàm ếch không chùng xuống và lưỡi nhỏ không bít khí quản.
– Nếu bệnh quá nặng, cần phẫu thuật bằng laser, đốt các phần mềm cuống họng. Ở trẻ em, amiđan lớn và vòm họng là nguyên nhân chính. Ở người lớn, amiđan cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến vấn đề gì đó, chẳng hạn như một vách ngăn lệch hoặc dị ứng, buộc bạn phải mở miệng thở. Một vòm miệng hoặc lưỡi gà thấp là một thủ phạm tiềm năng gây ngủ ngáy. Những dị tật như vậy chỉ cần sau một cuộc tiểu phẫu là đã có thể giải quyết vấn đề.

(Theo TTO)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.