Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2023 vừa kết thúc, để lại trong lòng nhân dân và du khách nhiều ấn tượng khó phai. Một trong những dấu ấn góp phần mang lại thành công cho toàn bộ chuỗi sự kiện đó là Chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng – Khát vọng vươn xa”. Chương trình do Tiến sĩ Hoàng Duẩn làm tổng đạo diễn, đây là lần thứ 2 anh đảm nhận vai trò tổng đạo diễn sự kiện này.
Sau sự kiện mang tầm khu vực với tên gọi “Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần V năm 2022” thành công tốt đẹp vào năm trước, năm nay tiến sĩ đạo diễn Hoàng Duẩn tiếp tục mời làm Tổng đạo diễn cho sự kiện quan trọng nhất của Tỉnh trong năm. Chương trình được truyền hình trực tiếp sóng Đài phát thanh và truyền hình Sóc Trăng, tiếp sóng trên 12 đài phát thanh và truyền hình các tỉnh thành bạn.
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng -Trưởng BTC phát biểu tại lễ Khai mạc
Phát biểu tại đêm khai mạc, bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết đây là sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm, từ lâu đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang đậm bản sắc đặc trưng của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng. Lễ hội nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer; ca ngợi sự đoàn kết, gắn bó của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cùng chung tay xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Liên khúc mở màn hoành tráng, ấn tượng“Một vòng Việt Nam – Đồng bằng vui lễ hội” do ca sĩ Layla Ngô, nhóm Giai Điệu Việt, Vũ đoàn Gió Việt và các nghệ sĩ đến từ thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Trung tâm Văn hoá tỉnh Sóc Trăng, Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng biểu diễn
Ông Trần Minh Lý giám đốc sở VH -TT & DL và ông Phạm Văn Đâu – Phó giám đốc VH -TT &DL nhận bằng xác lập kỷ lục “Bức tranh được làm từ gạo ST25 lớn nhất Việt Nam”, đây là một niềm tự hào của ngành nông nghiệp tỉnh và nhân dân Sóc Trăng
Tại lễ khai mạc, khán giả đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật với các tiết mục đặc sắc phong phú được dàn dựng công phu của các nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng, giới thiệu quê hương, đất nước, con người, những thành quả kinh tế mà.
Đạo diễn Hoàng Duẩn và ông Trần Minh Lý – Giám đốc sở VH- TT & Dl tỉnh Sóc Trăng
Chương trình nghệ thuật gồm 2 chương với Chương 1 mang tên “Mùa trăng hạnh phúc” với nội dung chính là “Lễ hội Óc Om Bóc – Đua ghe Ngo một phong tục có từ lâu đời của vùng đất Sóc Trăng, dù có xuôi ngược nơi nào, thì cứ đến rằm tháng 10 âm lịch hàng năm người dân Sóc Trăng trên khắp mọi miền cũng sẽ tranh thủ trở về đoàn tụ gia đình, dưới ánh trăng vàng, bên mâm cốm dẹp, vui hát Dù Kê, múa điệu Rom Vông”.
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chụp hình lưu niệm cùng tiến sĩ- đạo diễn Hoàng Duẩn, hoa hậu Thu Uyên, Bà Mỹ Hiệp -giám đốc công ty Tinh Tú; ca sĩ Laylay Ngô, Lưu Chí Vỹ, đạo diễn Ngô Minh Trọng,…sau đêm khai mạc thành công
Đạo diễn Hoàng Duẩn cùng ê kíp đạo diễn dàn dựng: Ngô Minh Trọng, Tấn Thành, Trần Nhựt Bằng, Bích Duyên
Chương 1 được bắt đàu với tiết mục Sân khấu hoá “Nhịp điệu mùa trăng” được biểu diễn bởi NSƯT Tha Vi cùng nghệ sĩ của Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, được dàn dựng hoành tráng nhưng chân thực, đã lột tả được những hoạt động của Lễ cúng trăng – Óoc Om Bóc (Đút cốm dẹp) – một nghi lễ nông nghiệp là niềm tự hào của đồng bào Khmer Nam bộ và Người Khmer Sóc Trăng nói riêng. Kết thúc buổi lễ mọi người trai gái sẽ cùng nhau múa hát, vui chơi dưới ánh trăng được khắc hoạ qua tiết mục Đơn ca múa “Hát múa dưới ánh trăng. Không khí mùa lễ hội của được dẫn dắt liền mạch bởi các tiết mục: Liên khúc Niềm vui Óoc Om Bóc – Có về Sóc Trăng; Vui hội Đua nghe Ngo, Sóc Trăng rạng ngời ba sắc hoa; múa “Chúc Phúc”; Về Sóc Trăng mùa lễ hội, Sóc Trăng đượm thắm tình quê.
Ca sĩ Layla Ngô và ca sĩ Lưu Chí Vỹ để lại dấu ấn trong sự kiện với tác phẩm “Bòn ơi! Thương lắm quê mình”, sáng tác: Hồng Thiên Phúc
Chương 2 mang tên “Hướng đến tương lai” khán giả sẽ được thấy rõ về sự phát triển của tỉnh nhà Sóc Trăng, các công trình mới, hiện đại đã và đang được xây dựng, đời sống của người dân Sóc Trăng ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, còn có sự xuất hiện của Hoa hậu Thu Uyên – Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023 là một người con của Sóc Trăng, trong thời gian lễ hội cô đã trở về quê hương để tham gia các hoạt động công tác xã hội và gửi lời chúc đến với sự thành công của lễ hội.
Đạo diễn Hoàng Duẩn và Hoa Hậu Thu Uyên – Hoa hậu đại dương 2023 một ngươi con của tỉnh Sóc Trăng
Đạo diễn Hoàng Duẩn và MC Mai Anh – MC Nam Vương
Tiết mục múa “Chúc Phúc”, Biên đạo Lâm Thị Hậu – TTVH Sóc Trăng
Điểm nhấn của chương trình khai mạc ngoài tiết mục mở màn, tiết mục kết thúc thì có thể nói tiết mục múa tương tác hiện đại “Vươn tới những tầm cao” là điểm son đáng nhớ của chương trình nghệ thuật. Qua tiết mục dù chỉ 5 phút những đã cho thấy sự chuyển mình của Sóc Trăng, sự nổi bật của các công trình như cầu đường, cảng biển, điện gió,…đã, đang và sẽ xây dựng trong tương lai. Mở ra một Sóc Trăng phát triển, năng động, giàu bản sắc dựa trên nền tảng văn hoá đặc sắc của địa phương.
Hoà tấu nhạc cụ của Đoàn nghệ thuật Khmer Sóc Trăng
Cùng với đó là các tiết mục nghệ thuật màu sắc: Sóc Trăng thân thương; Sắc màu quê hương, Bòn ơi! Thương lắm quê mình; Đẹp lắm Sóc Trăng hôm nay – Sóc Trăng tưng bừng ngày hội.
Chương trình có sự tham gia của các ca sĩ, nghệ sĩ:NSƯT Tấn Giao, NSƯT Nhơn Hậu, Ca sĩ Lưu Chí Vỹ, Ca sĩ Layla Ngô cùng các vũ đoàn đến từ thành phố Hồ Chí Minh: Nhóm ca Gia điệu Việt – Sắc Việt, vũ đoàn Gió Việt, Trung tâm Văn hoá tỉnh Sóc Trăng, Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng.
Đạo diễn Hoàng Duẩn cho biết: “Muốn làm về văn hoá của đồng bào Khmer nói riêng và văn hoá các tỉnh, đồng bào các dân tộc không đơn giản. Phải nghiên cứu thật kỹ và nhờ sự hỗ trợ của chính các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân tại địa phuơng thì tổng đạo diễn mới hoàn thành được công việc. Năm nay có sự kết hợp của các đơn vị địa phương như Đoàn nghệ thuật Khmer Sóc Trăng, Trung tâm văn hoá tỉnh Sóc trăng kết hợp với các nghệ sĩ, diễn viên từ TP.HCM thì mới tạo nên một chương trình vừa mang đậm dấu ấn văn hoá, vừa mang tính hiện đại phát triển. Cái khó là làm sao phải mang tính hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống trong lễ hội. Tôi may mắn có một ê kíp đạo diễn, biên đạo, nghệ sĩ hỗ trợ nhiệt tình và hiểu ý nhau”.
Một số hình ảnh tại Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe ngo Sóc Trăng 2023
Có thể nói chương trình khai mạc là điểm nhấn đặc sắc của toàn bộ chuỗi sự kiện lễ hội năm nay, qua đó một lần nữa khẳng định thương hiệu của đạo diễn Hoàng Duẩn và ê kíp của mình với các sự kiện văn hoá, nghệ thuật khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhờ quá trình học tập, nghiên cứu và tình cảm của mình dành cho khu vực Nam Bộ và cái duyên của mình nên trong một năm qua Hoàng Duẩn là một thương hiệu mang đến thành công cho các sự kiện lớn, có thể như:
Khai mạc và bế mạc Tuần Văn hoá du lịch Long An 2022; Khai mạc “ Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần V năm 2022”; Khai mạc và bế mạc “Ngày hội văn hoá du lịch Bạc Liêu – Lễ hội Dạ cổ hoài lang 2022”; Sân khấu hoá Huyền thoại anh hùng tại Lễ hội Nguyễn Trung Trực tỉnh Kiên Giang 2023.
Anh Anh