Múa là một loại hình nghệ thuật được ra đời từ rất sớm của loài người, phản ảnh hiện thực cuộc sống của con người như văn hóa, xã hội . Mỗi dân tộc đều có những điệu múa dân gian của dân tộc mình, từ đó các dân tộc Việt Nam đã để lại cho thế hệ sau gìn giữ và bảo tồn những kho tàng nghệ thuật múa quý giá.
Đứng về góc độ nghệ thuật múa, để nhận diện được bản sắc của mỗi tộc người không gì khác hơn khi lấy múa dân gian là cơ sở tiêu biểu. Trong bối cảnh xã hội phát triển vượt bậc như hiện nay, việc bảo tồn di sản múa dân gian với phát triển của ngành múa chuyên nghiệp là hết sức cần thiết. Cần nghiên cứu thật kỹ, chắt lọc, hiểu đâu là giá trị đích thực cần kế thừa. Nói cách khác, cần phải tìm được cái hồn của múa dân gian nhằm tiếp cận gần gũi hơn với giới trẻ hiện nay.
Vậy tại sao có thể nói múa dân gian là nguồn sinh khí của dân tộc?
Quan sát, nghiên cứu các điệu múa dân gian, chúng ta có thể nhận biết được thái độ, ý thức, thẩm mĩ trong lao động của người xưa. Những hình ảnh trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong các mối quan hệ xã hội, trong phong tục tập quán, trong đời sống tâm linh…
Một số ý kiến cho rằng, múa dân gian bắt nguồn từ đời sống tâm linh, tôn giáo, vì khi con người yếu đuối cần một điểm tựa tinh thần sẽ tìm đến tâm linh, thờ cúng, việc các động tác múa bắt nguồn từ các hoạt động tín ngưỡng này mà hình thành múa dân gian. Đây có lẽ là một phần của việc hình thành các điệu múa dân gian của các tộc người trên đất Việt.
Một ví dụ từ nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu cho thấy khi quan sát điệu múa dệt vải. Đây là điệu múa dành cho nữ, vì thế, tính chất của điệu múa là rất mềm mại, nhịp nhàng, nữ tính. Hai bước chân đối nhau, tiến lên đều đặn. Nhìn động tác này, nếu ai biết chút ít về nghề dệt vải sẽ hình dung thấy hai chân cô gái như đang “đạp cửi” (bộ phận chuyển sợi dọc của tấm vải). Hai tay mở ra, thu về trước bụng, đổi nhau trên dưới đều đặn, mắt nhìn gần theo dõi hai bàn tay chuyển động. Người xem có thể nhận ra ngay hành ảnh cô gái đang ngồi bên khung cửi dệt vải với hai bàn tay nhịp nhàng đưa thoi. Có thể xem xét một ví dụ khác, đó là múa chèo đò. Mặc dù múa tay không, nhưng ngưòi xem có thể cảm nhận được ngay không gian của vùng sông nước. Với dáng người khi đổ về phía trước, khi ngả về phía sau, người xem có thể tưởng tượng được hình ảnh của dòng sông, mái chèo và con thuyền. Các tộc người ở khu vực Tây Nguyên có động tác đánh chiêng cũng thể hiện rất rõ đặc điểm này. Cũng như động tác “chèo đò”, không có đạo cụ, động tác “đánh chiêng” chỉ dùng tay không nhưng khi múa, người xem có thể hình dung được ngay hình ảnh trong thực tế. Không những thế, thông qua hình ảnh các điệu múa dân gian có thể cho chúng ta những thông tin về lịch sử, về địa lí, về môi trường sinh thái.
Một số năm trở lại đây, việc du nhập các loại hình nghệ thuật vũ đạo, biến thể mà giới trẻ dần đang thành trào lưu như hiphop dance, parkour hay flashmob, krump. Bằng việc dùng những chuyển động mang tính cường điệu và đầy năng lượng của cơ thể. Việc loại hình này tiếp cận với giới trẻ bản chất không có gì sai. Song, giá như sự phát triển của múa dân gian thông qua chắt lọc, kế thừa những giá trị đích này kèm với chuyển động sáng tạo khiến giới trẻ có cơ hội tiếp cận gần hơn