Thường xuất hiện trước công chúng với phong cách quyến rũ và ấn tượng, nhưng vừa qua Huỳnh Như Mai đã tạo một cú hích bất ngờ với khán giả khi lấn sân sang sân khấu cải lương.
Hóa thân vào vai diễn Lý Chiêu Hoàng trong trích đoạn “Độc thoại đêm” (tác giả: Lê Duy Hạnh, chuyển thể Cải Lương: Khánh An) do đạo diễn Huy Trần dàn dựng. Được biết đây là tiết mục mở đầu cho đêm thi báo cáo học kỳ môn nghiệp vụ đạo diễn tại trường Đại học Sân khấu điện ảnh TPHCM.
Trong lịch sử Việt Nam, Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh Hoàng hậu) được biết đến là vị hoàng đế thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Lý và cũng là nữ hoàng duy nhất của lịch sử Việt Nam. Đặc biệt hơn, bà được chính vua cha Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, đang nắm quyền lực trong triều, cũng là chú họ bên ngoại của bà. Năm 1225, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237 (lúc đó Chiêu Hoàng 19 tuổi), vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, người kế vị ngôi hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà.Sau năm 1258, ở tuổi 40, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được 1 trai là Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái là Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm.
Trong hình tượng của một nhân vật lịch sử, người đẹp Huỳnh Như Mai thần thái và cao quý khác hẳn với những tạo hình hiện đại. Thể hiện lại trích đoạn nổi tiếng đã qua nhiều cái tên đi trước nhưng bằng một thủ pháp dàn dựng mới, Huỳnh Như Mai hoàn toàn được tỏa sáng trên sân khấu với hình tượng một bà hoàng mang nhiều nỗi niềm u uất, bất lực trước nghịch cảnh triều đình.
Mọi đạo cụ, cảnh trí và diễn viên trên sân khấu đều tôn lên vai diễn Lý Chiêu Hoàng bởi ý nghĩa nghệ thuật và vai trò lịch sử rõ ràng. Từ chiếc vòng cung khắc hình phụng hoàng mang hình ảnh chiếc ngai vàng, những tấm màng the mỏng phía sau làm mềm mại không gian kịch tính, dải lụa trắng treo cao trên ngai vàng tượng trưng cho cái chết của Lý Huệ Tông hoàng đế (cha của Lý Chiêu Hoàng) hay ngầm phô bày cho cái kết tang thương của một triều đại.
Hình ảnh 5 thanh kiếm lạnh lung sừng sững dựng quanh sân khấu, lần lượt được Lý Chiêu Hoàng độc thoại tâm tình, tượng trưng cho 5 nhân vật ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến cuộc đời của nàng: Lý Huệ Tông-Linh Từ Quốc Mẫu-Trần Cảnh-Trần Thủ Độ-Thuận Thiên Công chúa.Đến giây phút sau cũng, cái kết của trích đoạn là sự giác ngộ “đạo đời” và cái chán ngán nhân tình thế sự của một bà Hoàng cung cấm. Sự xuất hiện của cái mỏ nhà chùa và ánh đèn nến trắng lung linh đến từ những diễn viên múa-những linh hồn lịch sử đi qua cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng.
NGỌC TRUNG HIẾU